Đặt bàn thờ ông địa ở đâu? đặt dưới gầm câu thang có được không? là thắc mắc của khá nhiều người khi có ý định lập bàn thờ. Lập bàn thờ ông địa cũng giống như bàn thờ gia tiên, gia chủ cần phải chọn vị trí, hướng sao phù hợp thì ông địa mới phù hộ làm ăn ra,phát tài phát lộc. Để giải đáp vấn đề này, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ở bài viết: Đặt bàn thờ ông địa dưới gầm cầu thang có được không: điều ai cũng biết!
Bàn thờ ông địa
Bàn thờ ông địa hay còn gọi bàn thờ Thổ công, đây là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, là vị thần cai quản một vùng đất nào đó. Người Việt ta thường có câu ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” chính vì vậy tín ngưỡng thờ ông địa nhằm mong muốn ông địa bảo vệ đất đai, nhà cửa, giúp gia đình làm ăn ra, kinh doanh thuận lợi. Và bàn thờ ông địa thường có 2 ông, ông địa và ông thần tài. Một người quản lý sự thịnh hưng, yên ổn cho gia đình, một người mang đến của cải, tài lộc.
Ông địa là một trong những vị thần quan trọng trong nhiều hộ gia đình, bên cạnh Táo Quân, ông địa còn được xem là quản gia của ngôi nhà, duy trì sự thịnh vượng, ấm no hạnh phúc cho ngôi nhà. Chính vì vậy mà những người kinh doanh, buôn bán, chơi số đề, cờ bạc thường thờ ông địa nhằm cầu mong sự may mắn, ông địa sẽ mang đến những thuận lợi cho gia chủ.
Và bàn thờ ông địa cũng giống như bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật hay bất cứ loại bàn thờ nào trong gia đình, là nơi linh thiêng, trang nghiêm đề thờ cúng, cầu mong sự bình an, ấm no. Vì vậy khi đã xác định lập bàn thờ thì gia chủ cần phải hiểu rõ được nên đặt bàn thờ ở đâu, hướng nào và điều tối kỵ khi lập bàn thờ để tránh gây những điều không may cho gia đình.
Bàn thờ ông địa để hướng nào tốt nhất?
Ông địa là vị thần quản lý đất đai ở khu vực là người “quản gia” mang đến tiền bạc, của cải cho gia đình. Vì vậy bàn thờ ông địa – thần tài cần đặt đúng hướng, để cầu xin ngài phù hộ cho việc mua may bán đắt, đem lại sung túc cho mỗi gia đình hay những đơn vị làm kinh doanh.
Nguyên tắc chọn hướng đặt bàn thờ ông địa – thần tài là phải chọn vị trí sao cho 2 ông này có thể quan sát hết khách ra vào ngôi nhà, hay quan sát được những gì đang xảy ra ở phía trước. Bàn thờ ông địa nên đặt theo 2 hướng, một là hướng tốt của chủ nhà, hai là hướng đón khí (lộc) bên ngoài khi vào ngôi nhà.Chính vì vậy, mà nhiều gia đình khi đặt hướng bàn thờ ông địa thường chọn lấy cung Thiên Lộc, Quý Nhân, nhằm để 2 vị thần mang đến nhiều tài lộc,ấm no cho gia đình.
Thiên Lộc được xem là hướng tốt nhất đề đặt bàn thờ ông địa – thần tài. Thiên lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Không chỉ vậy, nếu chọn hướng Thiên Lộc còn giúp cho gia đình cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát.
Còn hướng Quý Nhân là hướng cửa chính, bạn có thể đặt ở cửa chính của nhà, cửa chính nhà bếp, phòng làm việc đều rất tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm Linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, tài sản tiêu tan,…
Khi chọn hướng cho bàn thờ ông địa – ông thần tài mọi người cần tránh các hướng có sự ảnh hưởng không tốt của sao KHÔNG VONG, TỬ TUYỆT. Những hướng này sẽ khiến gia đình bạn dù có tài lộc cũng không giữ được, tiêu tan hết.
Đặt bàn thờ ông địa dưới gầm cầu thang có được không ?
Bàn thờ ông địa ở Việt Nam thường có ông Địa và ông Thần Tài, 2 ông này luôn được thờ cúng liền với nhau. Và theo nguyên tắc, ông Thần Tài nằm bên trái ( từ ngoài nhìn vào), ông địa nằm bên phải. Ở giữa 2 ông thường có một hũ gạo, hũ muối, và một hũ nước đầy. Ba hũ này thường chỉ đến cuối năm mới được thay một lần.
Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
Dù là ông địa, ông thần tài hay bất kỳ vị thần nào khi ta đã có ý định thờ cúng thì phải thật trang nghiêm, bố trí vị trí thích hợp. Đối với bàn thờ ông địa ta nên đặt ở chỗ sạch sẽ, thoáng mát, ông địa có thể nhìn tổng quát ra bên ngoài, tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt ông địa – ông thần tài. Chính vì vậy, không nên đặt ông địa dưới gầm cầu thang, nơi này tối tăm, ô uế sẽ không hợp phong thủy, mang đến nhiều điều xui xẻo cho gia đình bạn.
Bàn thờ ông địa – thần tài thường đặt dưới sàn đất, sàn nhà mà không phải lập bàn thờ cao hay treo lên cao như bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, ông táo. Và không nên đặt bàn thờ ông địa ở giữa một không gian trống, mà phải áp sát lưng bàn thờ vào tường. Mục đích muốn nhờ ông địa ông thần tài giúp cuộc sống, kinh doanh phát triển vững vàng, thành công vươn xa hơn.
Và bạn cần tránh những vị trí không nên đặt bàn thờ ông địa như dưới gầm cầu thang, nhà vệ sinh, buồng tắm, chậu nước rửa tay, không được đặt ở những nơi tối tăm, thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, cũng không nên đặt ông địa ngoài sân, ngoài cửa hay mái hiên hoặc hướng có ánh nắng chiếu thẳng vào mặt ông địa- ông thần tài.
Lưu ý khi thờ cúng ông địa nên biết
Khi sắp đồ cung cho ông địa ông thần tài bạn không nên cúng quá sa hoa, vì ông địa ông thần tài chỉ thích đơn giản. Nhưng bắt buộc phải có 3 hủ đặt giữa 2 ông là hủ gạo, hủ nước, hủ muối.
Ngày vía của ông địa ông thần tài là ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng. Vì vậy tới ngày này mọi người cần lau chùi, quét dọn bàn thời ông địa sạch sẽ, sắm lễ vật để cúng lấy vía.
Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa năm đầu thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.
Thông thường người ta thường thắp hương và đọc văn khấn thần tài vào mỗi buổi sáng mỗi khi mở cửa kinh doanh. Khi sắm lễ vật như hoa, trái cây nên cúng hoa trái cây tươi, kiêng kỵ cúng hoa, trái cây giả, ông địa ông thần tài sẽ không thích đâu nhé.
Lọ hoa được đặt bên tay trái, đĩa trái cây bên tay phải. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.
Bài cúng ông thần tài – thổ địa
Văn khấn Thần Tài Thổ Địa
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Hi vọng với bài viết “Đặt bàn thờ ông địa dưới gầm cầu thang có được không: điều ai cũng biết” giúp bạn giải đáp được thắc mắc, đồng thời giúp các bạn có được các hướng, vị trí đặt ông địa hợp phong thủy, mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.